Trong thế chiến thứ hai Raoul_Wallenberg

Đầu năm 1938, vương quốc Hungary, dưới quyền cai trị của Miklós Horthy, đã thông qua một loạt biện pháp chống Do Thái dựa trên mô hình cái gọi là Luật chủng tộc Nuremberg do Đức Quốc xã ban hành năm 1935. Giống như luật của Đức, luật của Hungary tập trung rất nhiều vào việc hạn chế người Do Thái không được làm một số nghề nhất định, giảm số lượng người Do Thái làm việc trong chính phủ, trong lãnh vực công cộng và cấm hôn nhân khác chủng tộc. Vì nguyên nhân này mà Kalman Lauer - người cộng tác kinh doanh của Wallenberg - thấy đi về quê hương Hungary của mình càng khó hơn, vì nước ông vẫn đi sâu hơn vào quỹ đạo của Đức, trở nên một thành viên trong Phe Trục vào tháng 11 năm 1940 rồi sau đó tham gia Cuộc xâm lăng Liên Xô do Đức dẫn đầu trong tháng 6 năm 1941. Vì nhu cầu cần thiết, Wallenberg phải làm người đại diện cá nhân cho Lauer, đi sang Hungary để làm việc kinh doanh thay cho Lauer và cũng để xem xét tình hình các thành viên trong đại gia đình của Lauer, những người vẫn còn ở lại Budapest. Ông đã sớm học nói được tiếng Hungary, và từ năm 1941 ngày càng thường xuyên du hành sang Budapest.[13] Trong vòng một năm, Wallenberg là người đồng sở hữu và là giám đốc quốc tế của công ty.[11] Trong khả năng này Wallenberg cũng thực hiện nhiều chuyến đi kinh doanh sang Đức và vùng Pháp bị Đức chiếm đóng trong những năm đầu Chiến tranh thế giới thứ hai. Chính trong những chuyến đi này mà Wallenberg đã có thể quan sát kỹ các phương pháp hành chính quan liêu của Đức Quốc xã, những kiến thức chứng tỏ là rất có giá trị với Wallenberg sau này.[14]

Trong khi đó, tình hình ở Hungary đã bắt đầu xấu đi vì chiều hướng của cuộc chiến tranh bắt đầu xoay chuyển dứt khoát chống lại Đức và các đồng minh của nó. Sau thất bại thảm khốc của khối Trục ở Trận Stalingrad (trong đó quân đội Hungary chiến đấu bên cạnh quân Đức phải chịu một tỷ lệ thương vong kinh khủng 84%) chế độ Miklos Horthy đã bắt đầu bí mật theo đuổi các cuộc đàm phán hòa bình với Hoa KỳVương quốc Anh. Khi biết được trò hai mang của Miklos Horthy, Hitler đã ra lệnh cho quân đội Đức thi hành cuộc chiếm đóng Hungary trong tháng 3 năm 1944. Wehrmacht đã nhanh chóng nắm quyền kiểm soát nước này và đặt Horthy dưới sự quản thúc tại gia. Một chính phủ bù nhìn thân Đức đã được lập ra ởBudapest, nhưng quyền lực thực tế do viên thống đốc quân sự Đức, lữ đoàn trưởng đơn vị schuizstaffel (SS) Edmund Veesenmayer nắm giữ. Với việc Đức Quốc xã nắm quyền kiểm soát, thì an ninh tương đối mà người Do Thái được hưởng ở Holocaust đã chấm dứt. Tháng 4 và tháng 5 năm 1944, những người Đức và đồng bọn của họ bắt đầu đưa hàng loạt người Do Thái ởHungary vào các trại tập trungBa Lan do Đức chiếm đóng. Dưới sự đích thân chỉ huy của trung tá SS Adolf Eichmann, những vụ lưu đày đã diễn ra với mức độ 12.000 người mỗi ngày.[15]

Được Ban người tỵ nạn chiến tranh tuyển mộ

Cuộc bách hại người Do Thái tại Hungary đã sớm được nước ngoài biết đến, không giống như mức độ đầy đủ của Holocaust. Vào cuối mùa xuân năm 1944, George Mantello công bố cái bây giờ được gọi là "báo cáo Wetzler-Vrba", một bản tường thuật chi tiết các hoạt động của Trại tập trung Auschwitz được viết bởi hai tù nhân mới vượt ngục.[16] Sau khi báo cáo được công bố, chính quyền của Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt nhờ Ban người tị nạn chiến tranh (War Refugee Board) tìm kiếm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Hungary. Mùa xuân năm 1944, Roosevelt cử viên chức Bộ Ngân khố Hoa Kỳ Iver C.Olsen tới Stockholm làm đại diện của "Ban người tỵ nạn chiến tranh". Olsen được tổng thống Roosevelt giao nhiệm vụ cụ thể là tìm kiếm cách để hỗ trợ người Do Thái ở Hungary. Tuy nhiên, đó không phải là lý do duy nhất để gửi Olsen đến Thụy Điển. Ngoài nhiệm vụ làm việc cho "Ủy ban người tỵ nạn chiến tranh", Olsen cũng bí mật hoạt động như người lãnh đạo hoạt động chiến tranh Kinh tế chi nhánh Stockholm của Office of Strategic Services (OSS), cơ quan tình báo của Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới thứ hai.[17]

Trong việc tìm kiếm một người tình nguyện có thể tới Budapest để tổ chức chương trình giải cứu những người Do Thái,[18] Olsen đã thiết lập một ủy ban gồm nhiều người Do Thái ở Thụy Điển nhằm tìm một người thích hợp để tới Budapest dưới vỏ bọc ngoại giao và lãnh đạo hoạt động giải cứu theo kế hoạch của "Ủy ban người tỵ nạn chiến tranh".[14] Một thành viên trong Ủy ban nói trên là Kalman Lauer, người cộng tác kinh doanh của Wallenberg.

Người đầu tiên được Ủy ban chọn để lãnh đạo sứ mạng này là bá tước Folke Bernadotte, phó chủ tịch cơ quan Chữ Thập đỏ Thụy Điển và là người trong hoàng tộc Thụy Điển. Khi đề nghị bổ nhiệm Bernadotte bị Hungary bác bỏ, thì Lauer gợi ý đưa Wallenberg làm người thay thế.[14] Wallenberg đã được Lauer giới thiệu với Olsen trong tháng 6 năm 1944 và đã để lại ấn tượng tốt, nên ngay sau đó Olsen đã bổ nhiệm Wallenberg lãnh đạo sứ mạng này.[9] Việc Olsen chọn Wallenberg ban đầu đã bị một vài viên chức Hoa Kỳ phản đối vì nghi ngờ sự đáng tin cậy của Wallenberg, do mối quan hệ thương mại tồn tại giữa doanh nghiệp thuộc sở hữu của gia đình Wallenberg với chính phủ quốc xã Đức. Tuy nhiên những khác biệt này cuối cùng đã được vượt qua và Bộ Ngoại giao Thụy Điển đã đồng ý bổ nhiệm Wallenberg vào phái bộ ngoại giao của mình ở Budapest theo yêu cầu của Hoa Kỳ, để đổi lấy việc Hoa Kỳ giảm áp lực ngoại giao trên những người Thụy Điển trung lập, đòi họ cắt giảm chính sách tự do mậu dịch với Đức.[19]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Raoul_Wallenberg http://www.pch.gc.ca/newsroom/index_e.cfm?fuseacti... http://www.pch.gc.ca/pgm/pdp-hrp/trb-hom/raoul-eng... http://cantic.bnc.cat/registres/CUCId/a19635692 http://data.rero.ch/02-A010166327 http://www.amazon.com/Who-killed-Wallenberg-ebook/... http://www.amazon.com/dp/B004UB36KG http://www.arikaplan.com/speech/wallenberg.pdf http://archives.cnn.com/2000/WORLD/europe/12/22/ru... http://archives.cnn.com/2001/WORLD/europe/scandina... http://www.deseretnews.com/article/271752/SOVIETS-...